google-site-verification=-4zcFWY05Wl6Ap3Wt5mRU3BXSCSgm9fRtjgzkv0joSU

CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP

CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
Ngày đăng: 05/02/2024 03:57 PM

TRIẾT LÝ KINH DOANH DỰA TRÊN TỨ THƯ NGŨ KINH - DÂN VI QUÝ, XÃ TẮC THỨ CHI, QUÂN VI KHINH

Triết lý kinh doanh (Business Philosophy) là một tập hợp các nguyên tắc, giá trị và quan điểm cốt lõi mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp theo đuổi trong quá trình hoạt động kinh doanh của họ. Nó thể hiện tầm nhìn, mục tiêu và cách họ nhìn nhận vai trò của mình trong xã hội và trong thị trường. 

Triết lý kinh doanh sẽ định hình cách một doanh nghiệp hoạt động, quản lý tài sản, nguồn nhân lực hay tương tác với khách hàng và phản ánh các giá trị cốt lõi của họ. Một triết lý kinh doanh mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp xác định chiến lược dài hạn, thu hút và giữ chân nhân viên và khách hàng từ đó tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ.

Triết lý trong chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Hà Tân Kỳ dự trên Tứ Thư Ngũ Kinh, cụ thể là “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Câu nói này của Mạnh Tử nhắn nhủ giới sĩ phu trong triều đình thời Chiến quốc. Đại khái Mạnh Tử nói rằng: Dân là quý nhất, kế đến là đất nước, thứ ba mới tới vua.

 


Bằng chứng lịch sử đã chứng minh: Tần vương Doanh chính sao đã dóc toàn bộ nguồn lực quốc gia để xây dựng kênh đào Trịnh Quốc ở vùng Ba Thục, người dân các nước Sơn Đông khi vào đây bất kể là người nước nào đều được tặng Trâu cày, thóc giống, một ít tiền và đặc biệt là được ban cho đồng ruộng và miễn thuế trong  3 năm đầu. Từ đó người dân các nước Sơn Đông ùn ùn đi qua cửa Hàm Cốc để vào Tần, làm quốc lực các nước Sơn Đông suy yếu, không lâu sau đó (khoảng 8 năm) nước Tần chinh phạt hết lục quốc Sơn Đông và thống nhất Hoa Hạ.

Zalo
Hotline